Giới trẻ nước ngoài bây giờ khi gặp nhau, phân tài cao thấp, giỏi dở, người ta sẽ hỏi "Are you a dreamer or a doer?" hoặc nhận xét về 1 người học nhiều, kiến thức gì cũng biết, nhưng tâm trí chỉ dành cho lý qua luận lại, thì họ sẽ nói "oh, he is just a thinker, he's more of a talker than a doer". THE DOER ("to do" là động từ làm, thêm -er phía sau là người thực thi, người thuộc hệ làm. Trái ngược với người thuộc hệ làm là người chỉ nghĩ mà không làm (a thinker), hoặc người mơ mộng hão huyền mà không có thành tựu (a dreamer), hoặc người chỉ thấy nói mà không thấy triển khai làm gì cả (a talker). 

Thế giới thay đổi, người ta không tôn trọng người không có thành tựu nữa. Bằng cấp cao cỡ nào, lý luận hay cỡ nào thì người ta cũng cười khẩy, vì kiến thức đó có hết trên google, bằng cấp cá nhân chỉ có ý nghĩa tiến thân với người đó. Bằng cấp của mình đối với nhân loại thì là vô nghĩa vì mình có là giáo sư thạc sĩ tiến sĩ, thì mình có đóng góp gì cho xã hội không ngoài phải tốn thêm 1 tờ giấy in bằng cấp của mình, có bằng cấp là tốt cho cá nhân mình (để phòng khi cần thì đi xin việc, xin bố trí chỗ ngồi), nhưng chớ nên rêu rao mà phải giấu nhẹm đi, vì chẳng có gì hay cả. Người giỏi thật sự là người có công trình khoa học, có bằng sáng chế, có sản phẩm  nghiên cứu.....để thay đổi cuộc sống người khác ngày càng tốt hơn.

Các bạn trẻ Việt Nam phải biết được điều này để chọn con đường đi sao cho có giá trị. Nhất định mình phải là người DOER. Không nghe, không đọc, không follow FB những người thuộc nhóm THINKER, DREAMER, TALKER nữa. Ngồi hoang mang mình là gà hay đại bàng để làm gì, thấy không được như người khác sẽ tự an ủi như AQ chính truyện, "làm gà cũng được, gà có cái hay của gà", như 1 cách vỗ về cái tôi. Có đứa lại bảo không cần phấn đấu làm sĩ quan làm tướng, "làm lính cũng có vẻ đẹp riêng của lính, vẻ đẹp người về chót". Nghĩ vậy thì sao xã hội phát triển được, bản thân mình phát triển. Nói vậy cần gì vô địch Seagames World Cup, nếu chỉ chơi đá bóng cho khoẻ người. Một đất nước mà an ủi nhau, đủ ăn là được, giấc 1-2-3-4 (1 vợ 2 con 3 lầu 4 bánh) là tốt rồi thì sao thành nước công nghiệp phát triển. Nhiều người lấy ví dụ Bhutan, Lào, Myanmar... là những nước hạnh phúc nhất thế giới vì người ta bình yên trong cái nghèo, nhưng những bạn trẻ ở đấy khi mình hỏi thì lại không nghĩ vậy. Họ nói nghèo bình yên chả có gì hay, đó là góc nhìn của mấy người phương Tây giàu quá giàu rồi, tới đây thấy vậy, thích vậy chứ họ không thích. Họ thấy việc cầm hộ chiếu chỉ đi được vài ba chục nước, còn lại phải xin visa rất vất vả vì họ sợ nghèo vậy dễ trốn lại xin việc làm nên rất xấu hổ. Nghèo thì sao khẳng định giá trị bản thân được, có ai coi ra gì. Mình nghèo thì họ mặc định mình, hoặc ngu hoặc lười. Nghe chua chát nhưng thực tế người ta nghĩ vậy đấy. 

Cả thế giới chỉ welcome, chỉ miễn visa cho dân nước giàu (có nhiều tập đoàn lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Israel, UAE,..). Về bình diện xã hội, ai cũng an phận thủ thường với những giấc mơ bé nhỏ thì kéo lùi lịch sử dân tộc, rồi đụng chuyện, không có tiếng nói lớn được vì không có tiền, không có tiền thì nói hay cỡ nào cũng chẳng ai nghe. Ra Liên Hợp Quốc, tiếng nói nước có GDP lớn nó trọng lượng hơn. Người Lào người Myanmar người Bhutan họ vẫn ước mơ là dân tộc họ sản sinh ra những người nghĩ lớn, làm lớn....để họ có những Toyota, Samsung, Honda, Hyundai,....giúp dân tộc họ nâng cao vị thế hơn, giúp công dân họ cầm hộ chiếu ra thế giới bên ngoài với sự tự tin hơn. Dân số đông rồi, không cần thêm 1 hộ nghèo bền vững cứ chiều chiều là nhóm bếp khói lam chiều qua mái nhà tranh nữa. Thành phố đông nhung nhúc rồi, không cần thêm 1 chiếc xe máy tranh đua từng m2 đường phố nữa. Công ty xí nghiệp thì ít quá, cứ 1 chỗ cần là 1000 hồ sơ mang tới nộp. Người trẻ nông thôn thì ngồi đầy quốc lộ đón xe đi thành phố để làm, vì nông thôn chẳng có công ty xí nghiệp nhà máy gì. Thấy vậy thì mình sẽ phải làm gì? 

Ai đó cứ chông chênh tuổi 18 đến lạc lối tuổi 40 rồi khủng hoảng tuổi 60...là do mình không chịu triển khai làm cái gì đấy thôi, có thời gian rảnh mới chông chênh lạc lối hoang mang. Do mình cả các bạn ạ. Không có lỗi từ bất cứ người nào khác ngoài mình. Ngay cả bị cha mẹ hay ai đó tác động hay ra quyết định sai cho mình, thì cũng là do mình CHỊU bị tác động hay để người ta quyết định đấy thôi. Đời mình mình quyết. Sai đúng mình chịu. Phải LÀM xong mới biết phù hợp hay không phù hợp mà điều chỉnh (tự). 

Một người trẻ tiến bộ, họ sẽ biết ước mơ (DREAM), biết nói chuyện (TALK), biết suy nghĩ (THINK) nhưng nhất định phải là A DOER.

Khi bạn đã sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện

Nhưng không ai nói cho bạn biết rằng khi nào là đã thật sự sẵn sàng và người thầy đó như thế nào. Hi vọng những chia sẻ dưới đây của Thô Mát sẽ giúp bạn hình dung ra điều đó.

Ngày xưa hồi mới ra trường làm kiểm toán hoặc ban đầu mới làm du lịch, mình có cơ hội được đi các tỉnh và nhiều nhà nghỉ, khách sạn tại các địa phương từ thấp đến cao sao. Nhưng lúc đó cũng chỉ để ý đến ăn chơi tại chỗ đó thôi, không quan tâm đến cái khác. Rồi từ ngày làm quản lí resort bên Lào, rồi về Việt Nam mở The Thomaso, đi đâu nghỉ ngơi là mình cũng hết quan sát, so sánh, chụp ảnh những cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ của chỗ nghỉ đó để về áp dụng vào chỗ của mình. Ngộ ra thấy rằng vẫn cùng một cái resort hay khách sạn đó, trước đây mình đến chỉ quan tâm nghỉ ngơi, chơi bời thì nay chúng lại thành những người thầy dạy cho mình những điều hay. Vậy phải chăng vạn vật vẫn diễn ra như thế nhưng chính tâm thế của mình đã sẵn sàng để những sự vật đó trở thành người thầy của mình?

Xưa mình đã đăng kí không biết bao nhiêu khoá học về kinh doanh, về khởi nghiệp, về quản trị chiến lược, marketing,....của nhiều thầy cô nổi tiếng về danh hiệu và học hàm cũng như nghe có vẻ rất kêu, bỏ cũng không ít tiền. Thầy cô cầm micro nói, rồi hỏi vặn vẹo, rồi hài hước, rồi cười, rồi ngẫm...mà cuối cùng cả lớp thấy có ai làm được gì đâu? Cả trăm người không ai có cái gì hết, 8 năm trôi qua, thấy mấy ông thầy đó cũng không có cái công ty xí nghiệp resort gì, chỉ mở đâu mấy công ty tư vấn tư véo gì đó, mình tới tận nơi thì chỉ là 1 văn phòng có 1-2 nhân viên ở trung tâm Sài Gòn hoặc Hà Nội. Hoá ra là họ bán khoá học, chứ bản thân họ có khởi nghiệp được đâu mà mình xách gói đi học theo? 

Đôi lúc chúng ta mải miết đi tìm những người thầy bên ngoài, kì vọng vào họ sẽ giúp mình cái này cái kia để rồi khi không đạt được sự kì vọng đó thì lại đổ lỗi. Nhưng đã có lúc nào bạn dừng lại một chút, để xem bản thân cả về nhận thức và tâm thế, đã sẵn sàng để đón nhận vạn vật là thầy? THẦY không chỉ là người cụ thể, mà là một ông xe ôm, một cô tiểu thương bán hoa quả, là tài xế, là du khách, là sự vật xung quanh.....Khi sẵn sàng để lĩnh hội, thì sẽ thấy ngay "người thầy".


Found this article interesting? Follow Tieptheo.com on Facebook, Twitter and Telegram to read more exclusive content we post.