Một trong số idol (thần tượng, tức mẫu người muốn hướng đến) là ông Vikrom. Không phải vì ông là tỷ phú, chủ tập đoàn Amata, mà vì ông có một lối sống độc đáo, thú vị. 

Về sách tự truyện, ông Vikrom Kromadit xuất bản chỉ vài quyển, có một số dịch sang tiếng Việt, một số chưa. Ông viết về cách suy nghĩ làm sao thực hiện được ước mơ của mình. Có điều kiện thì tốt, không có thì NGHĨ CÁCH. Khi là học sinh sinh viên, muốn du học mà không có tiền ư, thì cày ngày cày đêm để xin học bổng (ông cày tiếng Hoa như điên để xin học bổng sang Đài Loan sau khi trượt hết các học bổng đi Mỹ). Sau khi tốt nghiệp, ông từng muốn sẽ ở lại Đài Loan định cư, hoặc sang Hongkong, Singapore, xin vô những tập đoàn trên các toà cao ốc sang chảnh. Nhưng rồi ông nghĩ lại, nếu mình CHỌN như thế, bản thân mình an nhàn hưởng lạc nhưng quê hương Thái Lan của mình vẫn cứ nghèo. Có hàng triệu người nghèo khó ở quê hương đang chờ người có trí và có chí như ông về giúp đỡ. Ngay trong ngày nhận bằng tốt nghiệp, cũng như bao tài-  trí - nhân khác, ông kéo vali ra sân bay trở về Thái Lan, và nơi du học chỉ còn là kỷ niệm của 1 thời sách vở. 

Ông chịu khó đi đây đi đó, hộ chiếu vài tháng là hết chỗ đóng dấu. Sang nước nào thấy cái gì rẻ thì ông mua, xuất sang nước có nhu cầu. Làm ra tiền nhưng ông thấy buôn bán như thế rất phập phồng, khi người nhập người xuất biết nhau thì họ sẽ trực tiếp làm, mình sẽ mất mối. Ông bèn đem hết vốn liếng để làm bất động sản công nghiệp, ban đầu ở những tỉnh rất xa xôi của Thái Lan, người ta ưu đãi nhiều. Ông tổ chức các đợt đi Hàn đi Nhật đi Mỹ đi Úc đi châu Âu, xin hẹn gặp các tập đoàn, năn nỉ người ta đến Thái Lan đầu tư, mở nhà máy để người dân quê ông có việc làm. Tới đâu ông cũng trổ hết tài ngoại giao mà thuyết phục, và các tập đoàn thấy có 1 người đàn ông Thái gầy gò khắc khổ sao cứ năn nỉ mãi, ánh mắt đầy khát vọng nên chấp nhận sang khảo sát đầu tư. Họ chọn Băng Cốc này nọ cho gần thì ông năn nỉ, bảo hãy giúp các tỉnh xa quê ông có nhiều nhà máy hơn. Người dân bớt tha phương kiếm sống, cũng là cách giúp Băng Cốc bớt kẹt xe. 

Công thành thân thoái, ông rút lui, tuy vẫn danh nghĩa là chủ tịch tập đoàn nhưng chỉ can thiệp phần nhân sự cấp cao. Ông mong muốn có được người tâm phúc thật sự theo ông mà lèo lái tập đoàn đi đúng hướng như lúc ông sáng lập. Hễ phòng nhân sự báo hôm nay có 1 cậu sinh viên rất tiềm năng, có một cô thực tập sinh có năng lực đến....thì ông đều vui mừng và âm thầm theo dõi. Nếu họ tư tưởng tốt, làm việc với tập đoàn dăm bảy năm thì ông sẽ hẹn gặp để trao đổi, cơ cấu thành "hạt giống để mùa sau". 

Ông nói "đời tôi không còn dài, chỉ cầu mong thượng đế cho tôi gặp những người tâm phúc thật sự". Theo ông, một người còn trẻ, nhận thức biến chuyển trong đầu là điều dĩ nhiên, mỗi lúc trưởng thành mỗi khác nhau, tuy nhiên, đức tin son sắt và sự thuỷ chung kiên định với lý tưởng sống, với lẽ sống...là điều không được phép thay đổi.



https://www.facebook.com/TonyBuoiSang


Found this article interesting? Follow Tieptheo.com on Facebook, Twitter and Telegram to read more exclusive content we post.