Xưa mình có sang Anh tu nghiệp ngắn hạn, lúc ở Tp Coventry thì ở nhà anh Luke, người bản xứ còn khi ở Tp Manchester thì ở nhà chị Hoà, Việt Kiều. Anh Luke là chủ doanh nghiệp lớn về công nghệ sinh học. Hôm ở nhà anh Luke, mình bị lệch múi giờ nên khó ngủ, lúc 12h đêm rồi mà vẫn không nhắm mắt được. Bỗng nhiên mình thấy thằng con trai anh, cỡ 10 tuổi, đi vô bếp dọn dẹp 1 tí (dù mẹ nó đã dọn xong như nó vẫn double-check tức kiểm tra lại), rồi ra bật đèn ngoài sân, kiểm trả cửa cổng đã đóng chưa, coi con chó đã yên vị trong cái chuồng nó trên bãi cỏ chưa, rồi mới vào khoá cửa nhà, tắt điện, nhẹ nhẹ đi vô phòng của nó để ngủ. Mình ngạc nhiên ghê lắm, sáng sớm ăn sáng hỏi thì nó nói đó là môn học Home Maintenance, trường nó bắt buộc phải làm từ lớp mẫu giáo, cha và mẹ nó làm cùng với nó cả 2 năm nay. Sau 2 năm nó đã quen, không sợ ma khi ra ngoài sân nữa, có ma là con Ken (con chó của nó) sẽ sủa bảo vệ nó ngay. Nó nói tối qua nó nghiên cứu tài liệu cho buổi thuyết trình vào tuần sau, nên mới thức khuya vậy. Anh Luke nói cái kỹ năng Home Maintenance này do gia đình hướng dẫn chủ yếu, mùa đông thì dọn tuyết, mùa hè thì trồng cây cắt cỏ. Nhưng tối trước khi ngủ phải double check 1 vòng, sáng dậy, sau khi vệ sinh cá nhân là phải đi tắt đèn sân, bật đèn nhà, cho chó cho mèo ăn, tưới cây cỏ nếu không mưa, dọn dẹp phân chó phân mèo, để đồ ăn cho chim trên cành cây trước sân, đẩy xe rác ra ngoài nếu ngày đó họ đi lấy rác. XONG MỚI ĐƯỢC PHÉP THAY ĐỒ ĐI HỌC. Cuối tuần, con anh Luke phụ anh làm vườn, trồng hoa, tắm và sấy chó mèo, hoặc rảnh thì tập trung bạn bè lại, pha nước chanh đứng bán ở góc đường, nhằm gây quỹ từ thiện. Chúng nó tự lên kế hoạch, hái chanh, mua nước đường, tự làm và dọn dẹp mọi thứ dù chỉ mới có 10-11 tuổi. Lên plan, đứng phân chia nhiệm vụ cho từng đứa, nghe như mấy ông tướng họp để đánh trận ngày xưa. 

Còn lúc mình ở nhà chị Hoà thì thấy tối, con cái chị giải bài tập xong thì lăn ra ngủ. Trên bếp vẫn nồi bún riêu nấu dở dang, thùng rác thì đầy ắp đồ, chị Hoà cũng mệt quá nên nói thôi ngủ, sáng mai dậy dọn. Sáng dậy thì chị phải gõ cửa phòng kêu tụi nó ra ăn sáng, các con chị dậy vứt chăn mền đó chứ không gấp, chị phải làm vừa làm vừa cằn nhằn. Con chị ăn xong thì vứt bát trong bồn, vội thay đồ để đi học. Học giỏi ghê lắm, cả ngày xoay quanh mỗi việc học. Cây cỏ nhà chị héo úa, vật nuôi thì chẳng có con nào vì chồng chị nói "nuôi tụi nó cho ăn dọn phân mệt lắm". Anh làm công nhân nhà máy dược phẩm cách khá xa còn chị đi phụ nhà hàng, dù ở Việt Nam cả hai đều đang là giảng viên ĐH. Anh từng học thạc sĩ ở đây ngay xưa, nên khi có con thì tìm cách sang học tiến sĩ nhưng bỏ học, ra ngoài, xoay sở tìm cách định cư. Chị nói "anh chị hy sinh để cho con cái học môi trường tốt nhất, nhằm phát huy hết năng lực". Ngoài giờ học, chị chở con đi học đàn, học cờ, học võ, học toán tư duy, học vẽ,... Mình hỏi có môn Home Maintenance không, chị Hoà nói có, nhưng chị nói cái này để anh chị làm cho nhanh, tụi nó dành thời gian ngồi vào bàn học, đứng nhất lớp nhất trường, cha mẹ nở mày nở mặt. 

Sau này thằng cu con anh Luke tốt nghiệp cấp 3, nó đi châu Phi tình nguyện rồi về Anh học ĐH, sau làm cho một tổ chức tài chính lớn, lương mấy trăm ngàn đô/năm. Còn mấy đứa con của chị Hoà thì học quản trị kinh doanh tài chính, ra trường chạy đi nộp đơn xin việc bạc mặt, nay làm công ty tư vấn này, mai làm công ty tư vấn nọ, rồi học lên thạc sĩ, nhưng cứ mất việc hoài vì năng lực quán xuyến không có, người ta tìm cách không ký lại hợp đồng. Vô công ty thấy bóng đèn hỏng vẫn ngồi ôm máy tính làm được, chứ không biết gọi người đến thay....

Hôm nay mình gọi điện hỏi thăm các anh chị, và ngẫm nghĩ thấy thế này. Hoá ra, cái để một người có thể làm lãnh đạo, làm quản lý, làm chủ...không phải là kiến thức mình học ở trường, mà là cái tích luỹ mỗi ngày ở nhà. Nhiều người cứ ngây ngô tìm ĐH Kinh tế, ĐH quản trị kinh doanh để học và nghĩ là học ra sẽ trở thành chủ lớn, trở thành big boss, nhưng chưa thấy ai học ra mà làm được. Hoặc cứ nghĩ đi du học, ra nước ngoài học về là thành danh được. Không có đâu. Năng lực của một người là cả một quá trình từ ấu thơ, được gia đình dạy dỗ khuôn phép về sự QUÁN XUYẾN và làm lụng, óc quan sát và sắp xếp, sự chăm chút và tỉ mỉ trong công việc hàng ngày. Một người nếu cái giường ngủ cũng bẩn, cái phòng trọ cũng bẩn, cái bếp cũng để bẩn, cái tủ lạnh cũng để đồ lộn xộn, cái thùng rác đầy ụ và bốc mùi...thì dù chữ nghĩa bằng cấp thế nào đi nữa, cũng không thể trở thành lãnh đạo hay quản lý được. Họ không biết như thế là bẩn, là lộn xộn, là bất cập....để có thể thay đổi. 

=> Cậu Sukone Hong, sinh năm 2004, là người được giới học sinh sinh viên châu Á search nhiều nhất trong 1 tháng qua. Dân tộc Hàn được trời ban hồng phúc, luôn có những "sóng sau xô sóng trước", luôn có những "hậu sinh khả uý", còn nhỏ tuổi nhưng ý chí tầm vóc đầu óc không hề nhỏ. Còn nếu bạn yêu thời trang và thích ngành này để dấn thân, thì theo đầu quân chị Xuân Vi Trần này.

Tuổi 17 rực rỡ

Sukone Hong, người Hàn Quốc, sinh năm 2004, bắt đầu nghĩ đến chuyện làm ăn khi đang học lớp 8. Vì tuổi dậy thì, cậu thường xuyên nghĩ đến tình dục cũng như đọc tin tức diễn viên ca sĩ. Thấy lãng phí thời gian, cậu nghĩ, mình phải làm gì đó để khác biệt, tâm trí tập trung hơn. Ban đầu, Hong lên ứng dụng Naver để mua và bán lại quần áo hàng hiệu. Chỉ một thời gian ngắn, số tiền 150 đô để dành ít ỏi của Hong đã bay vèo. Hong năn nỉ ông bà bí mật cho mượn 5.000 USD và liên hệ một nhà máy may áo thun, gắn chữ Olaga vào và rao bán trên mạng. Thương cháu, ông bà giấu bố mẹ Hong và cho Hong số tiền trên. 

Hong nói: “Tuần đầu tiên khi Olaga vừa ra mắt, hoàn toàn không có ai quan tâm. Tôi hơi thất vọng tí nhưng vẫn liên tục đăng và chia sẻ lên mọi diễn đàn, mọi nơi tôi có thể, vào bất cứ giờ rảnh rỗi nào tôi có. Đến sáng thứ hai tuần sau, tôi nhận được 15 đơn hàng, buổi trưa con số đó tăng lên 50 và đến tối thì đạt 80 đơn. Trong một tuần tôi bán hơn 300 chiếc áo”.

Hết hàng, Hong lại đặt in lô mới. Hiện nay, sau 3 năm, khi cậu đang học lớp 11, thương hiệu Olaga của Hong đạt khoảng 1,2 triệu USD, đứng số 1 trong danh mục áo thun của Style Share - nền tảng dành cho những người yêu thời trang. Hong thuê thêm 12 người hỗ trợ quản lý website. Hong trả lại hết tiền cho ông bà, tiền học phí cha mẹ anh trước đó, đồng thời tự tìm vào ngôi trường cấp 3 nói tiếng Anh hoàn toàn có mức học phí đắt đỏ, cậu nói, phải chuẩn bị tấn công thị trường quốc tế sau này. Cậu cũng chăm chỉ học tiếng Hoa để có thể tấn công thị trường đông dân nhất thế giới là Trung Quốc. 

Sau khi chuyển đến trường mới, Hong thay đổi nhiều. Anh chia sẻ: “Trước đây tôi từng nghĩ, kinh doanh là để kiếm thật nhiều tiền. Nhưng giờ, sau khi tôi được hưởng môi trường giáo dục tốt hơn, tôi phải khác. Một giáo viên đã nói rằng, với kinh nghiệm đang có, tôi nên sử dụng để tạo ra một DN có thể giúp đỡ người nghèo và hướng đến cộng đồng chứ làm giàu cho bản thân thì thường quá”.

Đó cũng là nguồn cảm hứng giúp Hong thành lập Paradox Computers - công ty SX đồng hồ thông minh chữ nổi Braille cho người khiếm thị. Đồng hồ Braille cho phép người khiếm thị hỗ trợ đọc các văn bản hoặc tin nhắn từ điện thoại. Từ vài năm trước, đồng hồ này đã có trên thị trường, giá khoảng 300 USD, nhiều người khiếm thị không đủ tiền mua. Hong rao bán 30% cổ phần công ty để lấy khoản đầu tư 300.000 USD, để có vốn sản xuất. Chiếc đồng hồ thông minh chữ nổi đầu tiên của Hong đã ra đời chỉ có giá 80 USD.

Hiện công ty của Hong đang thực hiện 3.000 đơn hàng cho những người khiếm thị tại Trung Quốc. Hong nói với CNBC: “Tôi không bỏ học, dù sao phải xong chương trình cấp 3 và chọn một đại học tinh hoa khai phóng nào đó để theo đuổi, vì tôi cần những tình bạn thời đi học. Tôi tin mình sẽ gặp người giỏi giang ở những ngôi trường danh giá tầm thế giới". 

Hiện thiếu niên 17 tuổi này sở hữu 2 công ty lớn và được Đại học Harvard và Stanford mời đến giao lưu chia sẻ với sinh viên. 



 Sukone Hong is the 17-year old South Korean entrepreneur making headlines galore. He created a fashion brand whose sales have topped $1 million so far this year, and debuted a braille smartwatch for the visually impaired with thousands of advance orders.

Sukone Hong’s Story

The successful teenager had a rough start. Four years ago, he began reselling branded clothes on Naver –a search engine in his natal South Korea. The initial $150 in revenue did not last long, so Hong changed his tactic.

His parents helped him with $5,000, and with “ the assistance of a printing business, he set to work creating his own clothing site offering unisex casual wear with simple, playful designs,” CNBC Make It reports.

The outcome was the Olaga brand, a word in Korean that means “going up” –which certainly exemplifies his now-thriving business.

Upon release –he says– “Nothing happened for like a week. Then, on Monday morning, there was like 15 orders. 50at lunch. E80 by evening. That week, I sold 300 shirts.”

In the last three years, Olaga has established itself in the Asian market, ranking at the top of the Style Share’s t-shirt category with sales of $1.2 million in one year.

As the business grew, he recruited 12 people who comprise a solid team which he manages from the American international school in Seoul.

Further Ventures

Sukone Hong asserts, “I thought business was just about making lots of money. But after moving school, I had some good education …. My teacher said that my experience could be used to create a business to help others.”

Those words made an impact on the young Sukone Hong, who decided to also launch a braille watch, which allows the visually impaired to get real-time information, such as texts and messages from their Smartphones.

His proposition is a much lower price –as these watches are available at $300 minimum– to which he asserts: “I found that this is so unfair …. And, at the same time, it’s a good opportunity for business.”

For the project, Sukone Hong got in touch with visually impaired people to see what is lacking in terms of these types of items, and offer a much more tailored product.

“Six months on, Paradox Computers’ $80 braille smartwatch has sold in the hundreds, with a 3,000 pre-order from China currently in the works,” CNBC Make It reports.


Found this article interesting? Follow Tieptheo.com on Facebook, Twitter and Telegram to read more exclusive content we post.