1. Buôn bán làm ăn, lịch sử cổ kim không ai qua Lã Bất Vi. Thời nhỏ, ông đọc sách nhiều, tích luỹ ngôn từ tốt, biết được nhiều trí khôn thiên hạ nên lớn lên ăn nói trác việt. Khác với nhóm chữ nghĩa không thực tế, ông lại là người có khả năng thích nghi siêu hạn. Một bát cơm trắng to hay 1 cái bánh bao là đủ cho ông trong 1 ngày, ông cho rằng không tốn thời gian ăn trưa để làm nhiều việc hơn. Ngủ, chỉ cần 1 manh vải dưới 1 mái hiên. 

Ông đi khắp các vùng và tìm ra sự khác biệt để buôn khi chưa có vốn. Ông đến làng muối ven biển đang không có đầu ra, muối chất đống giữa ruộng, cứ vào mùa mưa sẽ trôi hết ra biển, ông bàn với bà con hay là để cho ông mang đi, trả tiền sau. Bà con đồng ý, ông lấy hết muối của họ, đóng bao ghi tên ông và địa chỉ nhà vào, thuê ngựa thồ mang lên miền núi. Người miền núi sau khi mua muối xong, thấy ngựa đẹp nên hỏi, ông bán luôn cả ngựa. Trên núi gỗ tốt, ông thuê người đóng thuyền, đóng quan tài và trong những cỗ quan tài đó, ông bỏ vào dược liệu, trà,....xuôi theo dòng sông, ghé các điểm dân cư dọc bờ sông để bán. Ông trở lại các làng biển, khi xưa ông hứa mua 1 đồng nhưng khi về ông trả 10 đồng, ai ông mượn ngựa thì ông trả lại 5 con, bà con rất vui vẻ. Ông gầy dựng uy tín tuyệt đối như vậy nên người ta đồn nhau, có gì ế cũng mang đến nhờ ông ra hàng giùm. Ông chở lụa vải ở thành phố đi ngược lên phía nội địa, thu gom sắt chở đến những nước chuẩn bị đánh nhau để họ làm binh khí. Ông nói, kinh doanh thương mại không nên buôn tận gốc, bán tận ngọn vì rất tốn thời gian. Nếu là nhà buôn, hãy thu gom từ các thương lái nhỏ, cho họ tiền lãi hậu hĩnh để họ có động lực làm việc, đi vào mọi ngóc ngách mà tìm nguồn. Câu châm ngôn của ông "hãy trả hoa hồng cho người trung gian thật nhiều!". Ai chỉ cho ông 1 thông tin nhỏ về nơi có nguồn hàng tốt, ông liền lấy vàng bạc châu báu quý giá nhất tặng cho họ ngay, ông gập đầu cung kính biết ơn. Người trỏ đàng đi buôn cho mình, người giúp mình 1 lần đi ra thế giới bên ngoài mở rộng tầm mắt thì vàng bạc bao nhiêu cũng không đủ để báo ơn họ! 

Nguyên tắc của ông là đi thật nhiều, ăn bờ ngủ bụi, thấy vùng đó thiếu cái gì thì tìm vùng thừa mà mang sang, ai cần gì thì cung cấp nấy cho họ. Trong xã hội, ai hễ nói "tiền với tôi không quan trọng, mà quan trọng là x y z", thực tế là họ quan tâm tiền, cách nói kia chỉ là sĩ diện thôi, hãy rút tiền rẹt rẹt. Hễ ai đòi đền bù, ông không giải thích nửa lời, đem tiền ra đền bù ngay, người ta cần tiền mới tốn thời gian đến thế, cứ đưa đi tự khắc sẽ xong việc, dành thời gian buôn bán cái khác. Cứ thế mà ông giàu, vô tiền khoáng hậu (nghĩa: trước thì chưa có, sau thì khó xảy ra). Tiếc là lòng tham của ông không có điểm dừng, các giai đoạn sau ông buôn những thứ kinh thiên động địa nên kết cục không tốt, các bạn có thể ra nhà sách tìm mua về đọc thêm. Nhưng cách buôn bán trong giai đoạn đầu của ông, mọi người có thể học tập, khá hay, người ta có thể giàu được từ tay trắng thông qua tư duy buôn bán như vậy. Đọc lại đoạn 2 từ "Ông đi khắp....báo ơn họ". 

2. Năm 1990, 4 chàng trai 7x người Hàn Quốc học chung lớp ở trường trung học tỉnh Gyeonggi ngồi cà phê với nhau rồi nảy ra ý định đi Philippines tìm kiếm cơ hội làm ăn. Philippines là hàng xóm của Hàn Quốc nhưng lại là xứ nhiệt đới, có thể cung cấp nhiều thứ Hàn Quốc cần. Từ Seoul bay sang Manila, 4 cậu lại thuê xe đi phía bắc Mindanao, nơi trồng cà phê và ca cao với diện tích lớn, người dân ở đây chỉ biết bán thô chứ không biết chế biến. Lúc đó Mindanao vẫn còn bất ổn, có phiến quân nổi loạn, nguy hiểm nhưng bốn cậu không nề nao núng. Sau chuyến đi, bốn cậu chia nhau ra làm, khai thác yếu tố khác biệt khí hậu giữa Philippines với Hàn Quốc. Một cậu lấy hạt ca cao về làm sô cô la, một cậu nhập cà phê thô về chế biến thành cà phê đặc sản, một cậu quay lại Mindanao làm một nhà máy chế biến trái cây, một cậu mở trường dạy tiếng Anh ở Phi cho người Hàn Quốc. Hiện tại, 4 cậu thanh niên ngày ấy giờ đã trở thành những người đàn ông trung niên, đều có cơ nghiệp rực rỡ. Những hạt cà phê, hạt ca cao rẻ òm ở Mindanao đã trở thành những gói cà phê sang trọng, những thanh sô-cô-la đắt tiền trên kệ sân bay Incheon. 

4 cậu này là ai, cụ thể triển khai thế nào, xem hồi sau sẽ rõ! Chỉ phát cho fan cứng (còm lai se thường xuyên). Ai cần thêm các phương thức kinh doanh của thương nhân Trung Hoa, thương nhân Hà Lan (chỉ có trong sách cũ và bằng tiếng Anh tiếng Trung chứ không có trên thị trường) thì nhắn lại. Ai tự thấy mình có tư chất kinh doanh (phóng khoáng xởi lởi, chịu chi, chịu chơi, thích nghi tốt, đam mê cơ hội và ham làm việc) thì cũng nhắn. Hoặc hỏi thêm bạn Liêm ở dưới còm, một bạn đã đào tạo kỹ để giúp mọi người làm kinh doanh. 

Không đi không biết làm giàu

Có đi mới biết ở đâu có tiền!


Found this article interesting? Follow Tieptheo.com on Facebook, Twitter and Telegram to read more exclusive content we post.