Để có sự nghiệp, chúng ta thường nghĩ sẽ cần rất nhiều tiền. Nhưng thực tế, điều này hoàn toàn không đúng. Đại đa số con cái người giàu có ở các nước châu Á, sau khi cha mẹ chết thì cũng nghèo lại ngay, dù được cho ăn học với môi trường rất tốt và có bệ phóng là tiền bạc có sẵn, vài ba cái nhà hoặc miếng đất làm tài sản thừa kế. Muốn làm có sự nghiệp, tiền bạc không quan trọng bằng đầu óc. 

GIỎI + DÁM = GIÀU. Giàu theo nghĩa rộng chứ không phải chỉ về tiền. Đầu tiên bạn phải GIỎI, tức trời phú có tư chất, phải có chút thông minh đã. Rồi phải HỌC. Và DÁM, tức triển khai cái HỌC. 

Từ tay trắng trở thành người có cơ nghiệp, và sau mấy chục năm làm việc, tôi thấy điểm chung của những người CÓ những cái mà nhiều người dù RẤT MUỐN NHƯNG KHÔNG CÓ ĐƯỢC như sau: 

- Vui vẻ nhận nhiệm vụ, thử thách mọi vị trí, mọi cơ hội được người ta trao. 

- Thành công không bao giờ xuất hiện sớm, nó sẽ ở cuối con đường bạn đi. 99% người sẽ bỏ cuộc, chỉ còn 1 người đi đến cuối con đường. Đừng buồn khi 1 sáng, nhận được thông tin "em xin rút". Người rút thuộc 99%, không tiếc. 

- Muốn biết hương vị của trái cây hay món ăn ra sao, đừng hỏi người khác. Chính bạn phải là người nếm thử.

- Nếu bạn tìm lý do để chần chừ, trì hoãn việc triển khai ý tưởng thì thành công cũng chần chừ khi đến với bạn.

- Đừng chỉ vì những từ "nếu như, giá mà" làm ảnh hưởng đến những quyết định. Cuộc sống này đưa ra được một quyết định dù là sai còn hơn cả đời không tự quyết định. Bạn còn sống thì chắc chắn vẫn còn cơ hội. Cơ hội chỉ mất đi khi con người chết. Nếu quyết định không đúng, CHẤP NHẬN MẤT một cái gì đó. Chịu không? 

- Giác quan thứ 6 trong phán đoán là do sự tích lũy kinh nghiệm lâu dài chứ không phải sinh ra đã có. Những kinh nghiệm mà người khác không có được sẽ tạo nên cho bạn một tương lai khác.

- Kẻ sống sót cuối cùng không phải là kẻ mạnh nhất mà là kẻ thích có khả năng thích nghi giỏi nhất. Người ta sống được thì mình sống được. Người ta ăn được thì mình ăn được. Người ta chơi được thì mình chơi được. Người ta làm được thì mình cũng làm được. 

- Mọi người đều không dám làm chính là lúc bạn nên làm.

- Không bao giờ để ý đến sự phản đối của người khác khi làm một việc mà mình cho là đúng và không hại ai. Đó là sự tự tin. Nghĩ khác người khác, làm khác người khác, không quan tâm sự chê cười. Miễn không hại người, đúng pháp luật thì mình làm thôi. Ai nói ra nói vô ý kiến này nọ, kệ họ. Người tinh hoa phải có năng lực "ignore", bơ lời người vớ vẩn và vô danh, không thành tựu. 

- Phải nghĩ cách làm thế nào để sử dụng trí tuệ của người khác. Trả công xứng đáng cho họ. Xây dựng một đội nhóm phụ mình triển khai. 

- Tránh tiếp xúc ăn uống trò chuyện với tiểu nhân và người đầu óc nhỏ, người thích sự dễ dàng, người an nhàn. Hãy giao thiệp nhiều hơn với người có thành tựu khi có cơ hội. 

- Làm quản lý, hãy tập tin người. Sau vài chục lần bội phản và mất tiền, bạn sẽ nhìn đúng người, không có cách nào khác. Mất thì làm lại, bạn có tài thì sẽ không sợ. Còn nếu không tin người, sẽ không có người cấp dưới trợ giúp mình. Một mình mình làm tất cả thì không lớn được. 

- Luôn có một đối thủ mạnh ganh đua với bạn thì đó là một may mắn.

- Mọi ông tướng đều bắt đầu từ người lính. Một người lính nếu không có ước mơ được trở thành nguyên soái thì cuộc đời họ mãi chỉ là một con tốt (chốt) trên bàn cờ. 

Học thì phải triển khai, không triển khai thì việc học vô nghĩa. Học chỉ để biết thì phí thời gian. 

(bài phát biểu của tỷ phú Vikrom Kromadit, Chủ tịch Tập đoàn Amata với giới trẻ tinh hoa Thái Lan năm 2010).

*** Tư liệu quý, nên lưu lại.


Found this article interesting? Follow Tieptheo.com on Facebook, Twitter and Telegram to read more exclusive content we post.